Outgoing UN climate chief reflects on climate adaptation struggles in the developing world

Outgoing UN climate chief reflects on climate adaptation struggles in the developing world
Hanoi TV
,
Rotterdam, Netherlands
Outgoing UN climate chief reflects on climate adaptation struggles in the developing world

Christiana Figueres, Executive Secretary of the UN Framework Convention on Climate Change, who was born in an elite family of Costa Rica felt speechless when she talked about poor women who lack the capacity to adapt to climate change.

Read the original version here:

http://hanoitv.vn/Phong-su-Ky-su/Nu-nha-giau-nghen-ngao-thuong-nguoi-la/62529.htv

Nữ nhà giàu nghẹn ngào thương người lạ

(HanoiTV) - Tuy lớn lên trong gia đình thượng lưu ở Costa Rica, một lãnh đạo cao cấp của Liên Hợp Quốc từng nghẹn lời khi nhắc đến phụ nữ nghèo không đủ khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong gần sáu năm qua, bà Christiana Figueres, Thư ký điều hành Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCC) được coi là người quyền lực nhất trong lĩnh vực biến đổi khí hậu ở Liên hợp quốc. 

Nền tảng thượng lưu và hiện tại vinh quang

Thành viên trong gia đình bà Christiana Figueres đều là những chính trị gia nổi tiếng của Costa Rica, đất nước giàu có và yên bình ở Nam Mỹ. Cha bà từng ba lần làm Tổng thống Costa Rica Jose Figueres Ferrer. Mẹ bà là đại sứ Costa Rica tại Israel vào năm 1982 và là thành viên Quốc hội trong giai đoạn 1990-1994. Anh trai bà cũng là Tổng thống Costa Rica một nhiệm kỳ (1994–1998).

 

 
Bà Christiana Figueres - Thư ký Điều hành của Công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu. Ảnh: Dịch vụ đưa tin IISD

Vào thời điểm bà nhận chức vào tháng 7/2010, những cuộc đàm phán thượng đỉnh về tương lai nhân loại dưới tác động của biến đổi khí hậu đang bế tắc do các quốc gia không tìm được tiếng nói chung trong việc cam kết giảm phát thải, góp phần hạn chế mức độ gia tăng của nhiệt độ và nước biển dâng. 

Sự mạnh mẽ, thân thiện, kiên trì và thông minh của bà đã thổi một luồng sinh khí mới vào các cuộc gặp mặt chính thức và không chính thức giữa các nhà khoa học, các chính trị gia và doanh nhân trên toàn cầu. Nhờ đó, sau sáu năm làm việc không mệt mỏi, 195 nước đã thông qua thoả thuận Paris, vào năm 2015. Thoả thuận Paris là thoả thuận khí hậu toàn cầu đầu tiên vào năm 2020, yêu cầu các nước cùng hợp tác giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2 độ C và nỗ lực giới hạn mức tăng ở mức 1,5 độ C. 

"Đóng góp của Christiana vào các cuộc đàm phán khí hậu quốc tế trong sáu năm qua thực sự phi thường. Bà có khả năng xuất sắc để nhìn thấy nơi chúng ta cần đến như là một thế giới và đưa mọi người đến đó", chuyên gia kinh tế khí hậu Lord Stern trả lời phỏng vấn của BBC. "Christiana là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của thời đại chúng ta".

 
Bà Christiana Figueres, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon, Bộ trưởng Ngoại giao PhápLaurent Fabius và Tổng thống Pháp François Hollande vui sướng khi thoả thuận Paris được thông qua. Ảnh: Reuters.

Người phụ nữ thông minh và sắc sảo này được ghi nhận là người có công lớn trong việc thúc đấy sự hợp 195 nước đạt được thoả thuận Paris lịch sử. Nhờ đó, bà Christine nhận được nhiều giải thưởng cao quý như Giải thưởng Danh dự Legion của Pháp, Huy chương lớn của thành phố Paris, Huy chương Guayacan của Costa Rica, Huy chương Danh dự 2015 của tờ The Guardian (Anh).... 

Bà cũng được đánh giá là một trong những người có ảnh hưởng toàn cầu. Tờ Khoa học tự nhiên (The Nature Journal of Science) coi bà là người có ảnh hưởng nhất trong giới khoa học tự nhiên năm 2015, Tạp chí Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy) gọi bà là Người suy nghĩ Toàn cầu 2015 (Global Thinker), Tạp chi Fortune đánh giá bà đứng thứ 7 trong số 50 nhà lãnh đạo vĩ đại nhất năm 2016. Bà là người phụ nữ châu Mỹ la tinh duy nhất có mặt trong danh sách. Tạp chí Time cũng đưa bà vào danh sách 100 nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất thế giới.

Khác biệt trong hành động vì phụ nữ và bé gái nghèo

Bà Christiana là một người tự tin và thẳng thắn trong mọi tình huống. Đơn cử như tại Hội nghị Tương lai Thích ứng 2016, khi nhận ra bục phát biểu cao hơn chiều cao bản thân, bà không ngại ngùng đứng cạnh bục để phát biểu và nhận xét: "Những thứ này không dành cho người thấp". Theo quan sát của người viết, các câu trả lời với báo chí của bà luôn ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề và rõ ràng.

Nhà lãnh đạo biến đổi khí hậu toàn cầu Christine chủ trương đã đến lúc cần giải quyết vấn đề khí hậu ở ba cấp độ, trong đó, con người cần đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. "Chúng ta có thể nghĩ và hành động - cùng lúc - ở ba cấp độ. Đầu tiên là cấp toàn cầu.... Thứ hai là cấp quốc gia và tiểu quốc gia...", bà Christine phát biểu tại Hội nghị Tương lai thích ứng 2016. "Cấp độ quan trọng nhất và gần nhất với trái tim tôi là cấp độ địa phương - đó chính là cấp độ cá nhân và con người. Đây là nơi cần diễn ra hoạt động nhiều nhất. Thích ứng không thể lấy công nghệ làm trung tâm. Đó là chất lượng của cuộc sống".

 
Khi phát hiện bục phát biểu cao gần bằng mình, bà Christiana Figueres thẳng thắn nhận xét: "Những thứ này không dành cho người thấp". Ảnh: Hội nghị Tương lai Thích ứng 2016.

 

Ở cấp độ cá nhân, bà đặc biệt quan tâm đến số phận của phụ nữ và bé gái ở các nước nghèo. Trong bài phát biểu tràn đầy cảm xúc trước gần 700 đại biểu của Hội nghị Tương lai thích ứng 2016, bà đã nghẹn lời, tiếng không trọn vẹn khi đề nghị các chính trị gia, chuyên gia và doanh nhân nên cân nhắc đến cuộc sống của những người nghèo, dễ bị tổn thương do lũ lụt, hạn hán và nhiệt độ gia tăng."Khi các bạn đi từ cuộc họp này sang cuộc họp khác, hãy nghĩ đến hai người phụ nữ và một bé gái. Đó là Fatoo, người mẹ đơn thân có ba con mất nhà trong trận lụt năm 2009. Cô ấy vẫn không hiểu vì sao lại mất nhà. Hãy nghĩ về Maharshta, người phụ nữ có thai trong nhiều trận hạn ở Ấn Độ. Và hãy nghĩ đến Naome, bé gái 15 tuổi không có nước uống vì nước nhiễm mặn", bà Christine nhấn mạnh. 

Đề nghị của bà khiến cả phòng họp rộng gần 300m2 yên lặng trong vài phút. Đồng thời, cũng tạo cảm hứng cho nhiều bài chia sẻ và cam kết thích ứng trong hội nghị. Đơn cử như Ayman Bel Hasan Cherkaoui, chuyên gia tư vấn của Bộ trưởng Môi trường Morocco, nước đăng cai Hội nghị thượng định biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP 22), cho biết hỗ trợ phụ nữ và bé gái thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ là một trong những trọng tậm thảo luận tại COP 22, vào tháng 11/2016. 

 
Bà Christiana khẳng định phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu. Ảnh: stuff.co.nz 

Bà khuyến khích những người có khả năng nên coi đó là điểm bắt đầu cho thay đổi hay sự khác biệt. "Chúng ta liệu có đang làm cho cuộc sống của phụ nữ và bé gái dễ dàng hơn không?" Bà Christina đặt câu hỏi cho những người đang tiên phong trong hoạt động thích ứng biến đổi khí hậu trong một hội nghị thích ứng quốc tế tại Hà Lan. "Đó là câu hỏi chúng ta phải hỏi bản thân mỗi buổi sáng".

Người phụ nữ Costa Rica cũng làm rõ chính phủ và những người hoạt động vì cuộc sống tốt đẹp của con người cần mở rộng không gian hoạt động cho phụ nữ. "Phụ nữ chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tuy nhiên, phụ nữ là một tác nhân quan trọng tạo ra sự thay đổi", bà Christiana khẳng định: "Họ là người ra quyết định trong gia đình và dĩ nhiên, vai trò của phụ nữ trong xã hội ngày càng tăng. Phụ nữ cần có thêm nhiều cơ hội học tập và từ đó có thể đảm nhận nhiều vị trí và trọng trách quan trọng trong xã hội".

Đương kim Thư ký điều hành UNFCC có hai cô con gái. Người mẹ 59 tuổi tuyên bố sẽ từ nhiệm vị trí hiện nay vào tháng 7 tới.

 

By visiting EJN's site, you agree to the use of cookies, which are designed to improve your experience and are used for the purpose of analytics and personalization. To find out more, read our Privacy Policy

Related Stories