Vietnam presents its adaption dream in Rotterdam

Vietnam presents its adaption dream in Rotterdam
Hanoi TV
,
Rotterdam, Netherlands
Vietnam presents its adaption dream in Rotterdam

Government officers shared the experience of climate change adaptation in agriculture and the flood adaptation plan of Ho Chi Minh City in the global conference Adaptation Futures 2016.

 

Original text (Read original story here):
 
VN đã chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, kinh nghiệm lập kế hoạch thích ứng ngập lụt của thành phố Hồ Chí Minh tại hội nghị toàn cầu “Tương lai Thích ứng” 2016. 

Hội nghị “Tương lai Thích ứng” 2016 diễn ra tại Rotterdam, Hà Lan từ ngày 10-13/5. Đây là một trong những hội nghị quốc tế lớn nhất thúc đẩy con người biến mơ ước thích ứng biến đổi khí hậu thành hiện thực. 

Hội nghị thu hút sự tham gia của hơn 700 học giả, chuyên gia, nhà hoạch định chính sách và doanh nhân đến từ 95 nước trên thế giới. Qua 160 phiên họp, bảy phiên họp cấp cao và triển lãm Tương lai Thích ứng 2016, những người tham gia chia sẻ các phát hiện khoa học mới, kết quả của các chương trình ứng dụng thích ứng và các dịch vụ liên quan.

Nông nghiệp Việt Nam đóng góp giải pháp cho toàn cầu

Trong không gian rộng mở đủ chứa một sân bóng của Triển lãm Tương lai Thích ứng 2016 tại trung tâm thành phố Rotterdam, bảng thông tin tóm tắt nỗ lực thích ứng biến đổi khí hậu của nông nghiệp nước nhà nằm trang trọng tại khu giới thiệu những sáng kiến thành công trong lĩnh vực nông nghiệp. Mỗi ngày, hàng trăm lượt người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau đi qua nơi đây.  Nhiều người trong số đó đã nán lại để tìm hiểu những gì Việt Nam đang làm để tăng khả năng thích ứng thông minh của nông nghiệp nước nhà. Bản thân người viết bài biết về bảng thông tin nông nghiệp Việt Nam qua một đồng nghiệp người Ấn Độ.

 
Bà Phạm Thị Dung (trái), chuyên viên của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giới thiệu khách tham quan triển lãm Tương lai Thích ứng 2016 tại Rotterdam (Hà Lan)

 Nhiều năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về mặt chính sách và thực hành trong lĩnh vực này. Cụ thể là, xây dựng Khung Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2008-2020, Kế hoạch hành động biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020…. Biến đổi khí hậu đang đi vào các hoạt động thực tế xây dựng chính sách và thực thi của các cơ quan quản lý và đơn vị tham gia như phát triển trồng rừng, điều chỉnh mùa vụ để phù hợp với điều kiện thời tiết đã thay đổi. Những kết quả đó cho thấy nỗ lực của nước ta trong việc chia sẻ trách nhiệm cùng toàn thế giới trong công cuộc chuyển mình với điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự đoán.

“Mình chia sẻ cho các nước thấy Việt Nam thích ứng biến đổi khí hậu như thế nào. Bản thân mình thích ứng tốt cũng là đóng góp cho thế giới”, bà Phạm Thị Dung, chuyên viên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: “Đồng thời, mình cũng giới thiệu với các nước có trách nhiệm trong lĩnh vực này biết Việt Nam đang cần gì để họ có thể hỗ trợ mình hiệu quả”.

 
Một góc poster giới thiệu nỗ lực của nông nghiệp VN thích ứng biến đổi khí hậu tại triển lãm Tương lai Thích ứng 2016 

Theo đánh giá của Ban Tổ chức Hội nghị “Tương lai Thích ứng” 2016, kinh nghiệm thích ứng của Việt Nam cũng như các nước đang phát triển có tầm quan trọng không kém thành công của các nước phát triển. “Chúng ta cùng nhau tạo ra các kết quả có thể thực hiện được, cùng nhau đưa ra các ý kiến mới nhằm tăng khả năng phục hồi của các khu vực dưới tác động của khí hậu khắc nghiệt”, bà Melanie Schultz van Haegen, Bộ trưởng Bộ Cơ sở Hạ tầng và Môi trường Hà Lan, đơn vị Tổ chức Hội nghị cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh những giải pháp chi phí thấp mà có tác động lớn, những đóng góp nhỏ có thể giải quyết vấn đề toàn cầu”.

Bên cạnh việc giới thiệu những việc đã làm được, đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng tập trung học hỏi những thành tựu mới của thế giới mà có thể ứng dụng trong nước. Việc ứng dụng tốt những bài học kinh nghiệm của các nước đi trước có thể giúp Việt Nam hạn chế các thất bại cũng như thúc đẩy hợp tác với các quốc gia có cùng chung mối quan tâm. “Tôi đánh giá cao những trao đổi nghiên cứu khoa học để thích ứng biến đổi khí hậu tại Hội nghị”, bà Phạm Thị Dung cho biết: “Tôi học được nhiều công cụ, phương pháp phát triển như là cách xác định công cụ đo tác động biến đổi khí hậu, các công cụ hỗ trợ đối với các nhà hoạch định chính sách, nông dân”.

Thành phố Hồ Chí Minh tiên phong thích ứng với ngập lụt

Hội nghị “Tương lai Thích ứng” 2016 có 160 phiên họp chia sẻ các kinh nghiệm thành công trên toàn thế giới. Trong đó, liên tục trong bốn ngày diễn ra trước và trong hội nghị, Việt Nam và đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên được nhắc đến trong các bài trình bày của học giả trong và ngoài nước về sáng kiến thành phố thích ứng.

“Ngay trước ngày diễn ra chính thức Hội nghị, ngày 9/5, tôi đã có bài trình bày chia sẻ kinh nghiệm thành phố ứng phó với ngập lụt và triều cường”, ông Nguyễn Toàn Thắng, giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh cho biết. “Ngày 10/5, Sở cũng có đại diện trình bày về kinh nghiệm lập kế hoạch thích ứng cấp quận tại Hội nghị”.

Cách đây năm năm, từ tháng 3/2011, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Rotterdam (Hà Lan) đã có Bản ghi nhớ về Chương trình Hợp tác trong lĩnh vực với biến đổi khí hậu. Chương trình này tiếp tục được gia hạn từ giai đoạn 2013-2015 và 2016 – 2018.

 
Thành phố Hồ Chí Minh được nhắc đến như một ví dụ về thành phố thích ứng với nguy cơ ngập lụt và xâm nhập mặn gia tăng 

Chương trình hợp tác trên đã thúc đẩy nhiều nhà khoa học quốc tế nghiên cứu về ngập lụt và nước nhiễm mặn của thành phố. Các nghiên cứu cho thấy ngập lụt và nước nhiễm mặn là mối đe doạ trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động của nước nhiễm mặn đối với tình hình an ninh – xã hội của thành phố.

Theo một nghiên cứu của Đại học Hà Lan, vào giữa và cuối thế kỷ này, cường độ và tác động của biến đổi khí hậu đến thành phố sẽ tăng gấp vài lần nếu ko có các biến pháp thích ứng. Cụ thể là, ngoại trừ sân bay, hầu hết các cơ sở hạ tầng trong thành phố sẽ bị ngập lụt hàng năm. “Lụt thường xuyên diễn ra trong thành phố và gây ra thiệt hại hàng tỷ đôla mỗi năm”, Tiến sỹ Paolo Scussolini, Đại học Amsterdam cho biết, “Thiệt hại kinh tế gián tiếp có thể tăng gấp đôi so với thiệt hại trực tiếp hiện nay, và sẽ tăng dần trong tương lai”.

 
Tiến sỹ Paolo Scussolini, Đại học Amsterdam trình bày kinh nghiệm thích ứng của thành phố Hồ Chí Mình tại Hội nghị Tương lai Thích ứng 2016.

Tiếp thu những cảnh báo khoa học, thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp để giảm thiểu tác động của ngập lụt như xây dựng hồ điều tiết nước, làm đê rải rác, … “Quận 4 – quận có diện tích nhỏ nhất của thành phố đã được chọn triển khai mô hình thích ứng”, Thạc sỹ Nguyễn Huy Phương, chuyên viên Văn phòng Biến đổi khí hậu thành phố Hồ Chí Minh, cho biết. “Chúng tôi đã cân nhắc quy hoạch 4,8ha của quận 4 làm hồ điều hoà”. Việc quy hoạch hồ điều hoà giúp thành phố đảm bảo tốt hơn việc quản lý nước cấp sinh hoạt và nước thải.

Tại Hội nghị, đoàn thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với đại diện chính quyền Hà Lan, các học giả và các nhà tài trợ khác. “Chúng tôi đang tìm kiếm các nguồn hỗ trợ thực hiện giai đoạn ba thích ứng biến đổi khí hậu của thành phố”, ông Phương cho biết. “Hiện nay, chúng tôi đã gặp bà Manday Ikert, Nhóm Lãnh đạo khí hậu C40, mạng lưới các siêu thành phố thực hiện các giải pháp giảm thiểu phát thải”.

By visiting EJN's site, you agree to the use of cookies, which are designed to improve your experience and are used for the purpose of analytics and personalization. To find out more, read our Privacy Policy

Related Stories